Đại Việt Sport – Thể thao là một môn đòi hỏi sự vận động cao đặc biệt là bóng đá. Để hạn chế những rủi ro về sức khỏe thể chất, các chuyên gia y học thể thao quốc tế đã tổng kết 6 chú ý như sau:
Làm thế nào để giảm chấn thương khi đá bóng
1. Vận động cân bằng Hầu như tất cả mọi người đều gặp vấn đề mất cân bằng cơ bắp, vấn đề này thường xảy ra khi một bên cơ khớp quá chặt còn cơ ở phía đối diện lại đang bị yếu. Sự mất thăng bằng rõ rệt sẽ hạn chế các chuyển động vật lý và có thể gây tổn thương các cơ, dây chằng và sụn. Một trong những sự mất cân bằng phổ thông nhất là ở vùng hông, nó có thể gây ra các chấn thương liên hoàn như chấn thương gân kheo, đau háng, đau thần kinh tọa…
Bài viết liên quan: Tập phục hồi chức năng khi bị chấn thương Cách khắc
phục hồi chức năng tốt nhất việc mất thăng bằng cơ bắp và tăng hiệu suất cho xương khớp là kéo căng các cơ bắp bị hoạt động quá mức và tăng cường hoạt động các cơ bắp vốn không được hoạt động.
2. Dành thời gian để phục hồi Việc luyện tập quá nhiều sẽ phá vỡ hệ cơ và xương, gây ra viêm nhiễm trong cơ bắp và khớp xương của bạn. Ngay cả khi cơ thể của bạn biết làm thế nào để tự xây dựng lại bản thân nhưng bạn vẫn cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục và trở nên mạnh mẽ hơn.
Tìm hiểu : Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 in 1 Vận động viên chuyên nghiệp có những phương thức hữu hiệu để có thể bình phục nhanh chóng như tắm nước đá, massage. Nhưng họ khác với bạn, họ có chế độ dinh dưỡng dành riêng cho vận động viên. Còn bạn, nếu bạn cảm thấy mình đang gặp các vấn đề về xương khớp sau khi luyện tập thể thao, bạn nên ngơi nghỉ, chú ý đến ăn uống và tuyệt đối không cố gắng tập nhiều hơn với hi vọng cơn đau sẽ tự thoái lui. Sau khi tập thể dục cường độ cao và kéo dài, trong vòng 45 phút, bạn nên dùng đồ uống có chứa carbon hydrat (chất đường hoặc tinh bột) và ăn thức ăn có protein. Chế độ ăn này giúp bạn giảm viêm, đồng thời giảm suy nhược cơ. Một cái bánh sandwich hay bánh mì nướng kẹp trứng sau khi tập luyện sẽ giúp bạn bình phục cơ bắp. Trong trường hợp bạn bị chấn thương nển sử dụng các thiết bị phục hồi chức năng để nhanh chóng bình phục quay lại với sân thi đấu.
3. Khởi động làm ấm cơ bắp Trong một nghiên cứu năm 2008, những huấn luyện viên của một trường đại học tại Mỹ đã cắt giảm một nửa số chấn thương đầu gối cho các cầu thủ bóng đá của họ nhờ phương pháp làm ấm cơ bắp. Thay vì các động tác khởi động nhẹ mà các cầu thủ chỉ cần đứng hoặc ngồi một chỗ như trước đây, họ ứng dụng các bài khởi động năng động, thăng bằng.
Bài viết liên quan: Thiết Bị Phục Hồi Đạp Chân Có Kháng Lực Những động tác quá nhẹ và việc đứng yên kéo dài không làm tăng được nhiệt độ cơ thể hoặc lưu lượng máu đến cơ bắp. Các bài tập khởi động mạnh và lâu sẽ có tác dụng hơn trong việc giảm chấn thương.
4. Luyện tập trước khi chơi chính thức Hầu hết các chấn thương thường xảy ra trong những lần bạn gắng sức bất thường, tức là nguy cơ bị bong gân trong một trận bóng gần như là 100% nếu đấy là trận bóng đầu tiên sau 3 năm bạn không chơi đá bóng. Để giảm thiểu những cơn đau thất thường và tránh chấn thương, hãy bắt đầu với những bài tập vận động có cường độ tăng dần để thân thể có khả năng thích ứng.
5. Biết điểm dừng Tham khảo: 4 nguyên tắc sử dụng thiết bị phục hồi chức năng. Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp, việc Tập luyện cũng có giới hạn. Siêu sao bóng đá Cris Ronaldo khi còn khoác áo Man United dưới thời Alex Ferguson, khi được đồng đội hỏi về việc sao anh thường chạy với tốc độ chậm hơn ở các vòng cuối Ronaldo nói: “Cây mà tưới quá nhiều nước thì cũng sẽ chết”. Đó chính là điểm dừng trong vận động và luyện tập mà mỗi người cần phải xác định theo sức khỏe của mình. 6
. Dụng cụ phù hợp Một đôi giày chạy với phần đệm quá nhiều có thể rất tốt cho đôi chân của bạn, nhưng nếu nó không đúng với độ sải chân, nó có thể khiến bạn bị viêm phần gân theo gót chân với bắp chuối. Tương tự như vậy, một cây vợt tennis quá căng khiến cẳng tay quá sức cũng có thể gây ra viêm gân khuỷu tay. Và nếu bạn chọn một chiếc xe đạp đua có phần thân tay lái quá dài khiến thân thể phía trên của bạn phải cúi nhiều thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu cảm giác đau, nhức mỏi.