Phụ nữ khi trưởng thành, mỗi tháng thường có một số ngày “bất lợi”, đều đặn theo chu kỳ, gọi là kinh nguyệt. Nói “bất lợi” là do trong những ngày này, cơ thể chị em thường có những cảm giác mệt mỏi, thậm chí đau nhẹ, dẫn tới tâm lý không được thoải mái và tinh thần mệt mỏi.
Chạy bộ lúc đang bị kinh nguyệt cần chú ý điều gì?
Hầu hết chị em đều cho rằng những ngày kinh nguyệt nên hạn chế vận động, nghỉ ngơi và thực sự nhiều người đã tự cho phép bản thân lười nhác một chút. Thực tế, việc hoạt động thể thao trong nhũng ngày này không gây tác hại, thậm chí nếu hoạt động hợp lý còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, thậm chí có thể giảm bớt những triệu chứng khó chịu trong kỳ kinh nguyệt. Việc luyện tập thể thao trong những ngày này là cần thiết, việc duy trì lịch tập rất quan trọng trong việc giữ nhịp tiến bộ trong thể dục thể thao cũng như rèn luyện tố chất cơ thể, tâm lý cũng rất có ích. Đặc biệt, việc tập luyện thể thao giúp điều tiết hóc môn trong cơ thể tốt hơn, cũng còn là cách giảm đau tự nhiên do trong quá trình luyện tập thể thao giúp cơ thể điều tiết lượng endorphin, một hóc môn có vai trò như một chất giảm đau lúc này.
Bên cạnh việc điều hòa hóc môn, luyện tập thể thao còn giúp bạn duy trì lịch tập giúp cho kế hoạch giảm cân, giữ dáng, cải thiện sức khỏe… sẽ trở nên hiệu quả và nhanh gặt gái thành công hơn nhiều. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như tạo sự thoải mái trong quá trình tập, trong thời gian này, chị em cần điều tiết cường độ luyện tập cũng như thời lượng luyện tập cho phù hợp. Trong trường hợp những bạn thường bị đau dữ dội trong kỳ kinh, hoặc lượng kinh nhiều thì việc giảm cường độ cũng như thời lượng luyện tập là cần thiết. Những trường hợp này cơ thể bạn bị mất máu, sức khỏe sẽ yếu đi nhiều do vậy việc cố duy trì cường độ như khi bình thường sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do vậy thay vì những bài tập cường độ cao, các bạn nên chuyển thành tập nhẹ nhàng vừa phải, có thể tập tại nhà thay vì tới các trung tâm. Thời lượng luyện tập cũng nên giảm xuống 15-20 phút, không nên tập lâu. Hơn nữa trong khi tập cần luôn luôn lắng nghe các tín hiệu của cơ thể để có thể kịp thời điều chỉnh hoặc dừng tập để phòng ngừa bất trắc.
Một số điều nên tránh khi tập thể thao trong kỳ kinh nguyệt: hạn chế tập phần bụng và hông vì đây là khu vực nhạy cảm, các tác động rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vận động sinh lý của hệ sinh dục. Ví dụ như có thể khiến lượng kinh trở nên nhiều hơn, các cơn đau nhiều hơn… Do đó việc hợp lý là không nên luyện tập phần cơ bụng và hông, thay vào đó các bạn có thể chuyển sang tập những động tác và bài tập khác không liên quan. Một lưu ý khác là không nên tập yoga với những tư thế gây ép bụng hoặc lộn ngược… Cuối cùng nhắc các bạn nên bổ sung nước thường xuyên và chủ động, điều này khá quan trọng vì giúp cho cơ thể bạn luôn được tươi tắn, thậm chí giảm nhẹ cơn đau trong những ngày này.
Trên các máy chạy bộ hiện đại đều được lắp đặt hệ thống cảm biến giúp ghi nhận các thông tin cơ bản như: Quãng đường, độc dốc, tốc độ, lượng calo tiêu thụ, nhịp tim… được hiển thị trên bảng đồng hồ. Chị em có thể cập nhật các thông số này và điều chỉnh việc tập luyện cho phù hợp với sức khỏe và thể lực. Như đã nói trên, thời gian kỳ kinh khiến chị em vô cùng khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần, đây là những dấu hiệu của sự thay đổi hóc môn trong cơ thể của phụ nữ trưởng thành; nhiều trường hợp còn gây đau bụng, chóng mặt, nhức đầu… Nhưng đừng để những triệu chứng này ngăn cản các bạn nữ thực hiện kế hoạch luyện tập của mình,bởi không vận động mới thực sự là điều tai hại. Trên đây là một số chia sẻ về
Chạy bộ lúc đang bị kinh nguyệt cần chú ý điều gì? Nếu các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến việc tập luyện với máy chạy bộ hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.
Sản phẩm khác : Máy chạy bộ điện giá rẻ,
Dụng cụ thể dục công viên.