Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua triệu chứng đau bụng kinh. Tùy vào thể trạng, cơ địa mà mỗi người sẽ có mức độ đau khác nhau, thậm chí nhiều người không phải trải qua cảm giác này trong đời. Khi bị đau bụng kinh, bạn sẽ cảm thấy đau nhói, đau quặn thắt ở vùng bụng dưới, nhiều người còn bị đau dữ dội, làm cản trở việc sinh hoạt hàng ngày. Có 2 loại đau bụng kinh bao gồm:
- Đau bụng kinh nguyên phát: cơn đau xuất hiện do kinh nguyệt đến, thường có xu hướng lặp đi lặp lại. Đau bụng kinh sẽ bắt đầu trước 1-2 ngày và đau hơn khi bắt đầu chu kì kinh nguyệt. Khi đau, bạn sẽ còn cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc khó tiêu.
- Đau bụng kinh thứ phát: cơn đau xuất hiện do cơ thể đang mắc bệnh như bệnh lạc nội mạc tử cung, bệnh tuyến tử cung, u xơ tử cung. Cơn đau kéo dài lâu hơn cơn đau bụng kinh thông thường.
Ngoài cảm giác đau đớn ở vùng bụng, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, căng tức ngực, đổ mồ hôi…
Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng, tập một số bài tập nhẹ nhàng, tắm bằng nước ấm, thiền, ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, sử dụng một số loại thực phẩm chức năng, không sử dụng các chất kích thích, dùng thuốc giảm đau bụng kinh…
Ngoài ra, bạn có thể massage vùng bụng để làm giảm nhanh các cơn đau. Thực hiện phương pháp này thì bạn sẽ không cần phải uống thuốc giảm đau, giảm hẳn tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau gây hại cho cơ thể.
Massage được hiểu là các động tác tác động lên các vùng cơ thể với 1 lực tác động vừa đủ như động tác xoa, miết, ấn, day… Đây là phương pháp an toàn mà hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần đi đâu. Massage bụng vừa giảm đau vừa giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, không còn tình trạng tiêu chảy, táo bón hay đầy hơi, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Bạn nằm hoặc ngồi, lưng thẳng, để lộ vùng bụng. Cho ra tay 1 ít dầu nóng, xoa đều lên bụng theo chuyển động tròn bằng lòng bàn tay. Tiếp tục dùng 2 lòng bàn tay xoa xát bụng nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút. Tiếp tục xoa tròn theo chiều kim đồng hồ đi xuống dần phía bụng dưới. Xoa bụng đến khi nào bạn cảm thấy cơn đau bớt dần thì dừng lại.
Sau khi massage phần bụng dưới, bạn cho 2 tay ra sau, sờ xuống dưới khu vực xương sườn, 2 bên cột sống. Dùng lòng bàn tay massage dọc từ thắt lưng ra bên ngoài theo chiều dọc khoảng 3 lần liên tiếp. Dùng bàn tay xoa xát vùng trung tâm cột sống xuống dưới xương cụt theo chuyển động tròn. Để tay lên vị trí mắt cá chân, các ngón khác nằm ở dưới, ngón cái ở trên ấn trong khoảng 30 giây rồi thả ra, lặp lại 3 lần.
Ngoài cách massage theo hướng dẫn, chị em hãy chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để đảm bảo cơ thể không bị mất sức do đau bụng kinh. Trong cuộc sống hàng ngày nên sử dụng ghế massage để chăm sóc sức khỏe.