Ưu, nhược điểm của máy chạy bộ điện
Máy chạy bộ điện là một thiết bị thể dục nhằm rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho con người. Bên cạnh những chức năng mà máy chạy bộ điện mang lại thì máy chạy bộ điện cũng có những ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Sử dụng máy chạy bộ điện bạn có thể tập thể dục ngay trong nhà, không phải chịu thời tiết nắng, mưa, gió bụi hay ô nhiễm môi trường
- Tập luyện bất cứ lúc nào, bất kể thời gian nào bạn rảnh
- Tránh được nguy hiểm bên ngoài như khi đi tập ở ngoài trời
Nhược điểm:
- Máy chạy bộ điện tốn kém hơn khi phải bỏ tiền đầu tư để mua máy chạy bộ điện
- Tập thể dục bằng máy chạy bộ điện ở nhà dễ nhàm chán do không có không khí tập luyện, không có bạn bè tán gẫu…
Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ điện
Để có thể sử dụng và làm quen được với chiếc máy chạy bộ điện cho những bài tập hàng ngày, bạn nên đọc kĩ và tìm hiểu về cách sử dụng của máy, tránh xảy ra sơ suất và chấn thương khi sử dụng.
- Tìm hiểu kĩ các phím, nút bấm chức năng của máy chạy bộ, từ nút khởi động, kết thúc, khóa an toàn đến tay vịn… Hãy kiểm tra thật kỹ xem máy có bị rung lắc hay có lỗi gì không thì mới được cắm dây nguồn để máy khởi động.
- Trước khi đứng lên tập, cần khởi động máy và khởi động nhẹ nhàng cơ thể, các cơ khớp chân, tay, hông, mông, đùi… để cơ thể làm quen chuẩn bị cho hoạt động chạy bộ, tránh gặp phải những chấn thương như sai khớp, trật khớp, bong gân… Nên đi giày thể thao chuyên dụng, tránh những giày thể thao có mũi đinh, nhọn bởi bề mặt băng chuyền dễ bị hỏng và rách. Đồng thời quần áo tập cũng nên lựa chọn những trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi. Nếu đi tập ở phòng tập thì nên mang theo chai nước và một chiếc khăn lau mồ hôi, tránh mất nước, kiệt sức.
- Kẹp khóa an toàn vào quần hoặc áo để khi gặp sự cố bất ngờ máy có thể dừng lại. Sau khi đã sẵn sàng, bấm nút Start để máy khởi động từ từ, lúc này nên bám vào tay vịn để chủ động, sau đó có thể bỏ tay để chạy bộ theo tốc độ của băng tải.
- Khi đã quen dần với tốc độ khởi động đầu của máy, bạn có thể tăng dần tốc độ lên phù hợp với mình. Không nên tăng tốc quá nhanh và đột ngột khiến cơ thể không chủ động gây ra tai nạn, bị ngã.
- Trong quá trình chạy, nếu muốn dừng lại có thể ấn nút Stop trên bảng điều khiển, máy chạy bộ lúc này sẽ từ từ giảm tốc độ sau đó dừng hẳn. Nhưng chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết, không sư dụng nhiều dễ hại máy.
Cách bảo quản máy chạy bộ điện
Để có một chiếc máy chạy bộ điện tốt, sử dụng bền lâu bạn cần bảo quản máy chạy bộ điện đúng cách.
- Chọn vị trí đặt máy chạy bộ điện thích hợp: trên mặt phẳng và có độ chịu lực tốt.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi máy trước, trong và sau khi sử dụng
- Rút dây nguồn sau khi đã tạp thể dục xong
- Nên để máy gọn gàng vào chỗ nhất định và nên phủ một tấm vải mềm sau khi không sử dụng để tránh bụi, bẩn làm hư hại đến thiết bị máy.
- Nên tra dầu bôi trơn định kỳ để đạt hiệu quả tốt
- Lựa chọn một đôi giày tập phù hợp để bảo vệ băng tải được bền nhất
Ngoài ra, việc tập luyện sử dụng máy thường xuyên cũng giúp cho máy chạy bộ điện được lâu bền nhất. Bởi nếu không sử dụng trong thời gian dài thì các phụ kiện máy dễ bị ẩm mốc hư hỏng.