Một số máy tập phục hồi chức năng cho tay phổ biến

Ngày đăng 17/02/2024 11:53

Bàn tay có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Cấu trúc của nó cho phép thực hiện nhiều hoạt động đa dạng, từ công việc có tính chất nhẹ nhàng cho tới những hoạt động đòi hỏi cường độ cao cũng như sức mạnh lớn. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân khiến cho bàn tay rất hay gặp chấn thương.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin về Máy tập phục hồi chức năng cho tay. Qua đó cùng hiểu hơn về cấu tạo của bàn tay, một số bệnh thường gặp, thiết bị thường được sử dụng trong tập luyện phục hồi chức năng vận động, cũng như cách chăm sóc tay nhé.

Cấu tạo của tay

cau-tao-cua-canh-tay

Tay được cấu tạo từ xương, cơ, khớp, mạch máu và dây thần kinh, da cùng nang lông.

- Xương: Gồm có xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương các ngón.

- Cơ: Kiểm soát chuyển động của tay cũng như các ngón.

- Mạch máu và dây thần kinh: Mạch máu làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất và oxy cho tay. Dây thần kinh điều chỉnh hoạt động của các cơ cũng như nhận thông tin về xúc giác.

- Gân và mô: Gân nối liền cơ với xương, giúp tay thực hiện các chuyển động.

- Mô mềm bao quanh xương và cơ, giữ cho bàn tay có được độ linh hoạt cũng như khả năng chịu lực.

- Khớp: Tay có nhiều khớp nhỏ, giúp chúng ta thực hiện các chuyển động linh hoạt như cầm, nắm, xoay, uống cong các ngón.

- Da và nang lông: Da bảo vệ cấu trúc bên trong cũng như loại bỏ vi khuẩn cũng như tác động của môi trường bên ngoài. Nang lông duy trì nhiệt độ cơ thể và giúp bảo vệ da.

Tất cả những thành phần trên cùng cấu tạo nên bàn tay và cùng nhau hoạt động để tạo ra sự linh cũng như chức năng đa dạng của chi trên trong hoạt động và công việc thường ngày.

Một số bệnh lý thường gặp ở bàn tay

chan-thuong-thuong-gap-voi-canh-tay

- Gãy xương: Xảy ra khi có tác động mạnh của ngoại lực như ngã chống tay xuống đất, va đập khi tai nạn, tham gia các môn thể thao cường độ cao.

- Chấn thương gân và cơ: Đứt gân, bong gân rách cơ có thể do các chuyển động xoay, vặn cổ tay hoặc là vận động, tập luyện quá mức.

- Chấn thương khớp: Bàn tay chúng ta có nhiều khớp nhỏ và có thể bị viêm khớp, thoát vị khớp do lạnh, căng thẳng hay hoạt động quá mức. Khớp vai và khuỷu tay là những khớp linh hoạt nhất trên cơ thể nên cũng rất dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng có thể gây chấn thương cho bàn tay, gây bỏng. Nếu như gặp phải bất cứ chấn thương nào kể trên thì các bạn cần biết cách sơ cứu, tới các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách. Đối với các chấn thương nặng, sau quá trình điều trị tích cực sẽ là giai đoạn phục hồi để lấy lại chức năng vận động.

Quá trình phục hồi có thể diễn ra tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà. Nó được chia thành các biện pháp thụ động và chủ động. Thụ động là các chuyên gia trị liệu sử dụng đôi tay, máy để tác động vào cơ thể người bệnh. Chủ động là người bệnh được hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng, tập tay không hoặc kết hợp với sử dụng máy.

Máy tập phục hồi chức năng cho tay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy hỗ trợ tập phục hồi chức năng cho tay. Dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn một số thiết bị thường được sử dụng.

Máy CPM tập tay

may-cpm-phuc-hoi-tay

Dòng máy CPM tạo chuyển động thụ động, hỗ trợ tập luyện cho những người còn yếu. Trên máy được thiết kế sẵn chương trình tập luyện; Người dùng cũng có thể tuy chỉnh được tốc độ và thời gian tập luyện.

Sử dụng máy giúp tăng cường tuần hoàn ngoại vi tại chỗ, phòng ngừa cứng khớp do bất động lâu ngày (sau phẫu thuật).

Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 trong 1

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-kz301

Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 trong 1 cung cấp bài tập cho tay và chân, trong đó có 2 bài cho tay là quay tay và kéo ròng rọc. Thiết bị có cấu tạo gần giống như 1 chiếc ghế tựa với 2 phần riêng biệt là phần để ngồi và để tập. Khoảng cánh giữa ghế và khung tập cũng như chiều cao của khung tập có thể điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng.

Đối với bài tập quay tay, người dùng ngồi trên ghế đệm, đưa tay ra nắm lấy tay quay. Nếu 1 bên tay yếu hơn thì có thể nhờ người nhà dùng đai (đi kèm máy) để cố định tay với tay quay. Tiếp đó quay theo chiều tiến tới trước hoặc ngược về sau. Điều chỉnh núm kháng lực để điều chỉnh độ nặng – nhẹ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Đối với bài tập kéo ròng rọc, người dùng ngồi thẳng lưng trên ghế đệm. Đưa 2 tay lên nắm lấy thanh kéo ở trên. Nếu 1 tay yếu thì cũng dùng đai để cố định lại. Dùng lực của 1 bên tay để kéo xuống, sau đó đổi để bên kia kéo xuống, cứ thế lặp lại động tác.

Xe đạp tập liên hoàn tay chân

xe-dap-tap-lien-hoan-tay-chan

Khác với xe đạp chạy ngoài đường, chủ yếu vận động chân, xe đạp tập phục hồi chức năng có khả năng cung cấp các bài tập cho cả tay và chân. Nó có ngoại hình tương tự xe bình thường nhưng phần chân được cố định để hoạt động tại chỗ. Khi tập, người dùng ngồi ở trên yên, đặt chân lên bàn đạp, đưa tay ra nắp lấy phần tay cầm ở đằng trước. Dùng lực để đạp chân theo chiều tới trước hoặc ngược lại. Tay phối hợp đẩy – kéo.

Bài tập này không chỉ tốt cho tay mà còn tăng cường khả năng phối hợp giữa các bộ phận trên cơ thể, giúp cho các khớp trở nên linh hoạt hơn, tăng cường sức mạnh cơ bắp.

Găng tay rô bốt tập bàn và các ngón

gang-tay-robot-tap-ban-ngon-tay

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại găng tay rô bốt khá nhau. Đặc điểm chung của các loại này là đều có ngoại hình gần giống với 1 chiếc găng tay thông thường, nhưng được trang bị các chi tiết cơ học. Một số thuần cơ, một số sử dụng năng lượng điện, có máy được lập trình sẵn bài tập, một số máy sử dụng tay lành để cung cấp các cử động (sao chép) cho tay bị tổn thương.

Sử dụng găng tay rô bốt sẽ giúp người dụng phục hồi lại khả năng vận động cho bàn tay và các ngón tay.

Một số lưu ý khi tập phục hồi chức năng tay

luu-y-tap-phuc-hoi-chuc-nang-tay

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bên cạnh việc tập phục hồi chức năng thì người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

- Tập theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc những người hỗ trợ có kinh nghiệm, chuyên môn. Không nên tự ý tập luyện, vận động không đúng cách khiến cho vùng điều trị bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

- Không nên nóng lòng mà tập nặng, quá sức. Nếu thấy mệt thì nên tập thì nên tạm dừng. Một số trường hợp mới tập thường bị đau thì nên kiên trì, tập từ đơn giản tới phức tạp.

- Nên hạn chế khiêng vác hoặc là cầm nắm các đồ vật quá cứng, nặng.

- Cần kết hợp tập luyện với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Giữ cân nặng ở mức vừa phải, không béo phì.

- Bên cạnh tập tay cần phối hợp với tập toàn thân để tăng cường lưu thông máu, điều hòa và ổn định cơ thể.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về máy tập phục hồi chức năng cho tay. Nếu các bạn còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu mua máy tập thể dục, thiết bị tập phục hồi chức năng thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé. Daiviet Sport cung cấp các thiết bị tập chính hãng, đáp ứng tối đa nhu cầu chăm sóc sức khỏe!

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/a3676-may-tap-phuc-hoi-chuc-nang-cho-tay.html